Powered By Blogger

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

J'espère - Marc Lavoine & Quynh Anh

Mỗi lần nghe J'espère, là Heidi cứ phải nghe đi nghe lại hoài vì từng giai điệu, từng lời bài hát trong đó.
J'espère được thể hiện bởi Marc Lavoine và Quynh Anh. Heidi đã giới thiệu tới các bạn 2 ca sỹ này trong post về ca khúc Bonjour Vietnam đợt trước.

Em viết những bức email thật nhanh ,và anh trả lời em '' Lát nữa gặp nhau nhé ''

Gương mặt em bỗng ửng hồng. Trái tim tôi dấy lên những niềm hy vọng.

Đó là tính cách của tôi.tôi hy vọng
Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Đúng tôi hy vọng Như yoko Ono đã từng nói .và tôi cố gắng tìm lại lời nói đó.
Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Đúng tôi hy vọng
Khoảng không là thứ duy nhất ta chia sẻ cùng nhau, một cách thân thiết Đó là tính cách của tôi ,tôi hy vọng Chúng ta muốn thắp lửa tình yêu. Nhưng tình yêu cuộn trào như dòng nước siết
Như yoko Ono đã từng nói. Và tôi cố gắng tìm lại lời nói đó
Héo tàn theo dòng thời gian trôi. Chẳng có cuộc tình nào là mãi mãi Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Đúng tôi hy vọng Đó là tính cách của tôi. Tôi hy vọng Khoảng không là thứ duy nhất ta chia sẻ cùng nhau, một cách thân thiết
Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Đúng tôi hy vọng. Đó là tính cách của tôi .
Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Đúng tôi hy vọng Đó là tính cách của tôi. Tôi hy vọng '' Những vì sao đã chốn chạy thật xa. Mọi vật dần tan biến ''
Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Đúng tôi hy vọng .Đó là tính cách của tôi .tôi hy vọng.

Xem clip, ta có thể thấy được sự yêu mến của khán giả đối với ca khúc này như thế nào, họ đứng lên vỗ tay, hát theo và cùng hòa vào với 2 ca sỹ. Điều đó thật tuyệt vời.
Và một điểm đặc biệt nữa khiến mình rất yêu thích ca khúc cũng như 2 ca sỹ, đó là cách họ thể hiện ca khúc này cùng nhau như thế nào. Không phải sân khấu trang trí ấn tượng, lãng mạn, hay rất nhiều rất nhiều những cử chỉ yêu thương. Họ đơn giản nhìn về phía khán giả với ánh mắt mơ màng, ánh mắt của người tràn đầy hy vọng của tình yêu, đôi lúc họ quay san nhìn nhau, ánh nhìn không lâu nhưng rất tình cảm và đôi bàn tay luôn nắm chặt. Tình cảm ấy làm ấm lòng biết bao nhiêu khán giả.

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Une femme a quarante ans - Dalida

Une femme a quarante ans được thể hiện bởi Dalida vào năm 1981. Ca khúc là những dòng cảm xúc, sự hoài niệm, những tâm sự, lời kể về cuộc sống của người phụ nữ khi ở tuổi 40.
Hình ảnh Dalida ngồi trên chiếc ghế xích đu, đưa mắt nhìn xa xăm, đôi lúc lại nhắm nghiền lại, khẽ tựa mình vào thành ghế, có lúc lại chợt cười nhẹ khiến ca khúc gợi đến người nghe sự từng trải, chiêm nghiệm về chính cuộc sống của cô.
....Trong ánh nắng mặt trời của tuổi 18, là cô gái thả mình theo ý của gió, men theo bờ sông Loire của vùng biển Caribbean, trái tim tuổi 18 lúc nào cũng bùng cháy và đầy nhiệt huyết như ngọn núi lửa. .....Và rồi vài năm sau thì sao nhỉ?
Cuộc sống của tôi giống như một cuốn sách
Tôi đã làm các trang của một cuốn tiểu thuyết
Nơi tất cả mọi thứ dường như quá dễ dàng
Tôi đã có những thành công và tiền bạc
Và tôi đã được biết đến điều nghiệt ngã trong cuộc sống.
Tôi đã dành rất nhiều thời gian
Trước khi có thể nói với bạn....

Giữa mùa thu và mùa xuân
Đó là một người phụ nữ 40 tuổi
Khi tình yêu và tình bạn nối kết lại đó là hạnh phúc
Đó là một người phụ nữ 40 tuổi

Nó chỉ đơn giản là một người phụ nữ
Nó có sức mạnh và kinh nghiệm
Tôi biết thông cảm
Tôi mở mắt và bây giờ
Mặt trời đốt cháy những giọt nước mắt của tôi
Vâng, tôi đang trong tình cảm của tôi
Và sự cô đơn có nét duyên dáng của nó
Tôi thực sự hối tiếc gì
Xung quanh tôi biển thật tĩnh lặng....

Có những điều thật khác theo thời gian đúng không nào? Đó là những điều đã xảy ra trong cuộc sống, đó là những con người đã đến và đi, đó là sự từng trải của đời người... và lúc biển thật tĩnh lặng...


Ca khúc này cũng được dịch sang lời Việt bởi Khúc Lan, với tựa đề Vào Thu Nửa Đời, được trình bày bởi Julie - Julie Quang (khi còn là vợ của Duy Quang, con cả của nhạc sỹ Phạm Duy).
Mặc dù mang hai dòng máu Việt và Ấn, nói cũng như hát được thông thạo tiếng Pháp và Anh, nhưng Julie vẫn thích trình bày những nhạc phẩm lời Việt Nam hơn hết vì đối với cô tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của cô và Việt Nam nơi cô sinh trưởng chính là quê hương của người ca sĩ là con cả trong một gia đình gồm 6 người con này. Ngôn ngữ Việt Nam đối với Julie là cả một sự phong phú đã ăn sâu trong tâm khảm cô, bởi vậy không những hát tiếng Việt, Julie còn viết lời Việt cho nhiều nhạc phẩm ngoại quốc riêng cho mình, đã được thu thanh trên một số CD.

Julie bước vào con đường nghệ thuật chính do sự khuyến khích của mẹ cô, qua đời vào năm 1997 tại Pháp. Julie cho biết lúc còn nhỏ gia đình cô rất nghèo, nhưng mẹ cô vẫn tằn tiện cho cô theo học trường Pháp và không hề tiếc tiền khi phải chắt chiu từng đồng mua cho cô rất nhiều bài hát để cô sưu tầm cũng như tập dượt. Với người mẹ thân yêu đó, giờ đây đã quá vãng, Julie có rất nhiều kỷ niệm êm đềm dù cho cuộc sống tình cảm cũng như xã hội của cô đã trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió... Những dĩ vãng đau buồn, những kỷ niệm chua xót đã qua đi, hiện Julie sống một cách rất thảnh thơi với những gì cô hiện có.

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Hang Sơn Đoòng - Quảng Bình và Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam

Hôm nay Heidi xin phép không post 1 ca khúc Pháp nào. Thay vào đó sẽ là những cảm xúc của Heidi về một tác phẩm nghệ thuật của Mẹ thiên nhiên, niềm tự hào của người dân Việt Nam - Hang Sơn Đoòng.

Ngày hôm qua, tức 18h - 13/05/2015 giờ Việt Nam, những hình ảnh tuyệt vời của Hang Sơn Đoòng - Quảng Bình đã được truyền hình trực tiếp trên chương trình Good Morning America, kéo dài 2 tiếng đồng hồ.
Thật sự trước đó, Heidi đã xem nhiều bức ảnh chụp hang Sơn Đoòng và cũng đã choáng ngợp và ngưỡng mộ vẻ đẹp của Hang động này. Heidi cảm thấy tự hào về vẻ đẹp của đất nước mình, nên khi biết chương trình về hang động này được thực hiện và phát sóng bởi hãng truyền hình nổi tiếng của Mỹ, Heidi cũng rất thích thú, nhưng cũng chỉ ở mức trung bình của niềm yêu thích thôi.
Tuy nhiên, sau khi chương trình kết thúc và đọc 1 loạt các bình luận trong và ngoài nước, Heidi đã ở trong tình trạng phấn khích cực độ và đã rơi nước mắt vì vẻ đẹp này. Với vốn từ ngữ ít ỏi của mình, Heidi cũng không biết phải dùng từ gì để diễn tả về hang động này nữa.

Cả ngày nay, mình cứ coi đi coi lại những thước phim và hình ảnh của hang, và tự hỏi là "Đây có phải là cảnh tiên không nhỉ? chắc chắn là không có 1 vết tích kỹ thuật PTS trong này chứ?". Có vẻ mình chuẩn bị rơi vào trạng thái phát điên vì vẻ đẹp này sau cái cảm giác phấn khích rồi thì phải.
Nơi đất nước nhỏ bé, có 1 hang động lớn nhất, kỳ vĩ nhất, tuyệt vời nhất thế giới. Vâng, là Việt Nam mình đó.
Báu vật Sơn Đoòng mở cửa cho du khách đến tham quan, à không, chinh phục mới đúng, góp phần không nhỏ trong việc phát triển du lịch của Việt Nam, nâng cao mức sống cho người dân khu vực quanh đây, mà còn giới thiệu hình ảnh của  một Việt Nam đến Thế giới.
Hy vọng rằng, đi đôi với việc nâng cao mức sống, mức thu nhập và phát triển du lịch, người dân và cả những du khách tới đây sẽ có ý thức bảo vệ báu vật này. Tác phẩm nghệ thuật của Mẹ thiên nhiên sẽ được khai thác 1 cách đúng đắn.

Và 1 điều nữa là, Heidi biết, mọi người đều đang rất tự hào, đều đang kêu gọi bảo vệ địa điểm này, không chôn hang động này trong rác thải, hoặc có những hành động ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái nơi đây. Thông qua việc này, Heidi nghĩ, tất cả mọi người cần có ý thức bảo vệ cả những địa điểm du lịch khác nữa, không chỉ vì Sơn Đoòng được vinh danh trên Thế giới nên chúng ta quan tâm bảo vệ nó. Hãy bảo vệ những địa điểm khác, bảo vệ môi trường của chúng ta. Điều đó sẽ giúp kích thích tăng trưởng du lịch Việt Nam - không ai muốn đến tham quan 1 nơi nhìn đâu cũng thấy rác thải phải không nào? - nâng cao đời sống con người, và niềm tự hào về đất nước mình.
Sau khi đắm chìm trong những cảm xúc về hang Sơn Đoòng thì mình cực kỳ phấn khích về 1 vị quan chức cấp cao của Việt Nam - Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam.
Từ trước tới giờ, mình không có hứng thú về tin tức của các vị nằm trong bộ máy nhà nước lắm. Khi nhắc đến quan chức nào, hình ảnh trong đầu mình là veston, quần áo lịch lãm, chỉnh tề, đi đâu có cả đoàn người đi theo, blablabla, cảm giác không thân thiện lắm - tất nhiên là trừ Bác Hồ ra. Qua chương trình về hang Sơn Đoòng, mình được biết tới Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam. 
Nhìn qua hình thấy có 1 người đàn ông gầy gò, chỉ đơn thuần nghĩ, có lẽ là người của tỉnh Quảng Bình đi cùng đoàn thám hiểm thôi. Sau đó, khi thấy được giới thiệu là Phó Thủ Tướng của Việt Nam, Heidi bị đứng hình trong vài giây. 
Ô, người đàn ông đó ăn mặc cực kỳ đơn giản, phong thái giản dị, lội suối cùng đoàn. Chú ấy nói tiếng Anh với thần thái tự nhiên quá, cảm giác rất là ngưỡng mộ, nhưng lại rất gần gũi vậy đó. 
Cảm ơn chương trình đã giới thiệu vẻ đẹp của quê hương mình tới bạn bè Thế giới, và đã cho mình biết về 1 chú Vũ Đức Đam.   


Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

La Plus Belle Pour Aller Danser - Sylvie Vartan

La Plus Belle Pour Aller Danser là bài hát thành công nhất của Sylvie Vartan - một giọng ca vàng khác trong làng âm nhạc cũng thành danh trong thập niên 60, viết bởi Charles Aznavour, bài này đã đưa tên tuổi của Sylvie Vartan thành một ngôi sao sáng trong bầu trời âm nhạc Pháp thời bấy giờ. Sylvie Vartan  sanh năm 1944, gốc Bung ga ri, khi 10 tuổi theo gia đình đến sinh sống ở Pháp, vốn ngoại ngữ chỉ  hai tiếng “ Merci”. Vậy mà 7 năm sau, cô nhanh chóng trở thành vedette trong trong ca khúc “ Quand le film est Triste” vào tháng 11 năm 1961. Thời đó Sylvie Vartan đã được mệnh danh một trong những ca sỹ Yé Yé xinh đẹp ăn khách nhất của Pháp nói riêng và thế giới nói chung.

Đêm nay, đi khiêu vũ, em sẽ là người đẹp nhất, để được anh yêu, để được nghe anh thủ thỉ những lời êm ái nhất… 
Đêm nay, tuổi xuân, tình yêu, nụ hôn đầu, tất cả em dành cho anh. 
Em sẽ phải là cô gái đẹp nhất đêm nay….

Những giai điệu du dương nhắc kể ở trên, đó là lời dịch sang tiếng Việt của nhạc phẩm Pháp “La plus belle pour aller danser”, bài hát dành cho phim “Les Parisiennes”. Một bài hát thế hệ đôi mươi ngày ấy, ai thích nhạc ngoại quốc cũng đều nghe qua. La plus belle pour aller danser có âm điệu nhạc pop hay, mới mẻ, lời lẽ nhẹ nhàng, tượng hình người con gái đẹp nhất đêm nay khiến bao chàng trai trẻ phải mộng mơ! Và Sylvie Vartan trình diễn bản này tại Paris năm 1964, mới tròn 20 tuổi.

Các bạn cùng lắng nghe tiếng hát của danh ca Sylvie Vartan qua ca khúc “ La plus belle pour aller Dancer” mà các nhà soạn nhạc tài ba của Pháp như Charles Aznavour, Edith Piaf đánh giá là Diva hàng đầu ở mọi thời đại. Một dịch giả ở trong nước có bút danh là Trần thị Thanh Nguyên đã diễn dịch sang lời ca Việt trước năm 1975, in trong Tập bài hát Pháp như sau:

Ai cũng cho rằng em đẹp nhất trong đêm dạ vũ. 
Em sẽ là ngôi sao sáng ngự ở tim anh. 
Em muốn nghe lời ân ái nồng nàn phát ra từ đáy lòng anh. 
Yêu em mãi mãi nhé anh ! 
Em chọn tắm áo màu xanh và chiếc khăn thêu đôi chim liền cánh cùng mái tóc buông dài, em mong được mơn trớn dưới ngón tay anh. 
Và khi đêm xuống, em luôn mơ ước mãi mãi là ngôi sao sáng trong trái tim anh. 
Oi! Đêm thần tiên, em đẹp nhất trong mắt anh yêu……


Bên cạnh đó, không khó để nhận ra đây là bản gốc của ca khúc Em đẹp nhất đêm nay - lời Việt: Phạm Duy, từng được thể hiện bởi rất nhiều giọng ca Việt, nhưng đặc biệt được chú ý và yêu thích nhất bởi 3 giọng ca Thanh Lan, Ngọc Lan và Ý Lan. Mỗi nữ danh ca đều thể hiện cái đẹp riêng của mình, duyên dáng, yêu kiều và cũng có phần tinh nghịch.
Mỗi lần nghe bài nhạc này, Heidi lại liên tưởng đến hình ảnh của Cô Bé Lọ Lem vô cùng xinh đẹp trong đêm vũ hội, khi cô khiêu vũ cùng chàng hoàng tử của mình....
Các bạn cùng thưởng thức bản tiếng Việt qua giọng ca của ca sỹ Ý Lan nhé!

A ha!
Đêm nay ai cũng cho em là xinh nhất nơi đây,
à... ha! Đẹp xinh.
A ha!
Trong đêm khiêu vũ em như vầng sao sáng ra khơi,
à... ha! Sáng ngời.
A ha!
Đêm nay em muốn nghe những lời ân ái êm êm,
à ... ha! Êm êm.
A ha!
Em nghe anh nói yêu em dài lâu nhé anh ơi,
à ... ha! Lâu dài.

Em mong cho chiếc áo,
chiếc áo tươi mầu em đã chọn kỹ,
một chiếc áo rực rỡ em vừa thêu.
Em mong cho chiếc áo đó
cũng như là mái tóc mềm rũ,
được mơn trớn dưới tay người.

A ha!
Khi đêm buông xuống em thường hay mơ ước xa xôi,
à ... ha! Em mơ.
A ha! Em mơ em sẽ mang lụa là. Em xinh em tươi nhất ôi nơi trần gian, cho em khiêu vũ trong cuộc đời tiền.

Em xinh em tươi em vui nhất nơi đây.
Em xinh em khiêu vũ trong cuộc đời tiên.
Anh cho em hơi sức, sức sống trong đời em đã từng thiếu!
Một tiếng thét hạnh phúc trong tuổi yêu!
Đêm nay em xin biếu hết cõi xuân nồng em cho người yêu, và cho luôn trái tim này.

A ha!
Đêm nay em muốn quen một nụ hôn trước tiên,
à ... ha! Nụ hôn.
A ha!
Đêm nay em biết em phải là
em xinh em tươi nhất ôi nơi trần gian,
cho em khiêu vũ trong cuộc đời tiên.


Bambino - Dalida

Hôm nay Heidi sẽ đưa các bạn trở lại những năm 50s với ca khúc Bambino nhé!
Bambino là 1 ca khúc nhạc Ý, lời Pháp hết sức vui tươi. Ca khúc này góp phần đưa tên tuổi của diva Dalida lên ngôi trong làng nhạc Pháp. Ca khúc này nhanh chóng lọt top cao trong bảng xếp hạng nhạc Pháp thời kỳ đó.
Heidi rất yêu giọng hát cũng như phong cách, phong thái biểu diễn của Dalida từ ánh mắt, khóe miệng, nụ cười ấy, khi thật quyến rũ lạ lùng, khi thật yêu kiều, dễ mến, duyên dáng. Mỗi cái nhướn mày, liếc mắt đều rất tự nhiên.
Dalida tên thật là Yolanda Christina Gigliotti, cô ca sỹ nổi tiếng của nền âm nhạc Pháp thế kỷ 20. Cuộc đời bất hạnh, khủng hoảng lớn về tinh thần, Dalida đã tự tử tại nhà riêng bằng thuốc an thần. Lời cuối cùng bà để lại là dòng chữ "La vie m'est insupportable, pardonnez-moi - Tôi không thể chịu đựng cuộc sống thêm được nữa, hãy tha lỗi cho tôi".
Hãy cùng nghe lại ca khúc Bambino và hồi tưởng về 1 diva huyền thoại này nhé!
"Ta biết là em đã say mê nàng, bé trai ơi
Cô gái có đôi mắt diễm lệ
Nhưng em có quá trẻ
Để đùa giỡn trò chơi ái tình"