Powered By Blogger

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

J'espère - Marc Lavoine & Quynh Anh

Mỗi lần nghe J'espère, là Heidi cứ phải nghe đi nghe lại hoài vì từng giai điệu, từng lời bài hát trong đó.
J'espère được thể hiện bởi Marc Lavoine và Quynh Anh. Heidi đã giới thiệu tới các bạn 2 ca sỹ này trong post về ca khúc Bonjour Vietnam đợt trước.

Em viết những bức email thật nhanh ,và anh trả lời em '' Lát nữa gặp nhau nhé ''

Gương mặt em bỗng ửng hồng. Trái tim tôi dấy lên những niềm hy vọng.

Đó là tính cách của tôi.tôi hy vọng
Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Đúng tôi hy vọng Như yoko Ono đã từng nói .và tôi cố gắng tìm lại lời nói đó.
Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Đúng tôi hy vọng
Khoảng không là thứ duy nhất ta chia sẻ cùng nhau, một cách thân thiết Đó là tính cách của tôi ,tôi hy vọng Chúng ta muốn thắp lửa tình yêu. Nhưng tình yêu cuộn trào như dòng nước siết
Như yoko Ono đã từng nói. Và tôi cố gắng tìm lại lời nói đó
Héo tàn theo dòng thời gian trôi. Chẳng có cuộc tình nào là mãi mãi Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Đúng tôi hy vọng Đó là tính cách của tôi. Tôi hy vọng Khoảng không là thứ duy nhất ta chia sẻ cùng nhau, một cách thân thiết
Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Đúng tôi hy vọng. Đó là tính cách của tôi .
Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Đúng tôi hy vọng Đó là tính cách của tôi. Tôi hy vọng '' Những vì sao đã chốn chạy thật xa. Mọi vật dần tan biến ''
Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Tôi hy vọng. Đúng tôi hy vọng .Đó là tính cách của tôi .tôi hy vọng.

Xem clip, ta có thể thấy được sự yêu mến của khán giả đối với ca khúc này như thế nào, họ đứng lên vỗ tay, hát theo và cùng hòa vào với 2 ca sỹ. Điều đó thật tuyệt vời.
Và một điểm đặc biệt nữa khiến mình rất yêu thích ca khúc cũng như 2 ca sỹ, đó là cách họ thể hiện ca khúc này cùng nhau như thế nào. Không phải sân khấu trang trí ấn tượng, lãng mạn, hay rất nhiều rất nhiều những cử chỉ yêu thương. Họ đơn giản nhìn về phía khán giả với ánh mắt mơ màng, ánh mắt của người tràn đầy hy vọng của tình yêu, đôi lúc họ quay san nhìn nhau, ánh nhìn không lâu nhưng rất tình cảm và đôi bàn tay luôn nắm chặt. Tình cảm ấy làm ấm lòng biết bao nhiêu khán giả.

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Une femme a quarante ans - Dalida

Une femme a quarante ans được thể hiện bởi Dalida vào năm 1981. Ca khúc là những dòng cảm xúc, sự hoài niệm, những tâm sự, lời kể về cuộc sống của người phụ nữ khi ở tuổi 40.
Hình ảnh Dalida ngồi trên chiếc ghế xích đu, đưa mắt nhìn xa xăm, đôi lúc lại nhắm nghiền lại, khẽ tựa mình vào thành ghế, có lúc lại chợt cười nhẹ khiến ca khúc gợi đến người nghe sự từng trải, chiêm nghiệm về chính cuộc sống của cô.
....Trong ánh nắng mặt trời của tuổi 18, là cô gái thả mình theo ý của gió, men theo bờ sông Loire của vùng biển Caribbean, trái tim tuổi 18 lúc nào cũng bùng cháy và đầy nhiệt huyết như ngọn núi lửa. .....Và rồi vài năm sau thì sao nhỉ?
Cuộc sống của tôi giống như một cuốn sách
Tôi đã làm các trang của một cuốn tiểu thuyết
Nơi tất cả mọi thứ dường như quá dễ dàng
Tôi đã có những thành công và tiền bạc
Và tôi đã được biết đến điều nghiệt ngã trong cuộc sống.
Tôi đã dành rất nhiều thời gian
Trước khi có thể nói với bạn....

Giữa mùa thu và mùa xuân
Đó là một người phụ nữ 40 tuổi
Khi tình yêu và tình bạn nối kết lại đó là hạnh phúc
Đó là một người phụ nữ 40 tuổi

Nó chỉ đơn giản là một người phụ nữ
Nó có sức mạnh và kinh nghiệm
Tôi biết thông cảm
Tôi mở mắt và bây giờ
Mặt trời đốt cháy những giọt nước mắt của tôi
Vâng, tôi đang trong tình cảm của tôi
Và sự cô đơn có nét duyên dáng của nó
Tôi thực sự hối tiếc gì
Xung quanh tôi biển thật tĩnh lặng....

Có những điều thật khác theo thời gian đúng không nào? Đó là những điều đã xảy ra trong cuộc sống, đó là những con người đã đến và đi, đó là sự từng trải của đời người... và lúc biển thật tĩnh lặng...


Ca khúc này cũng được dịch sang lời Việt bởi Khúc Lan, với tựa đề Vào Thu Nửa Đời, được trình bày bởi Julie - Julie Quang (khi còn là vợ của Duy Quang, con cả của nhạc sỹ Phạm Duy).
Mặc dù mang hai dòng máu Việt và Ấn, nói cũng như hát được thông thạo tiếng Pháp và Anh, nhưng Julie vẫn thích trình bày những nhạc phẩm lời Việt Nam hơn hết vì đối với cô tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của cô và Việt Nam nơi cô sinh trưởng chính là quê hương của người ca sĩ là con cả trong một gia đình gồm 6 người con này. Ngôn ngữ Việt Nam đối với Julie là cả một sự phong phú đã ăn sâu trong tâm khảm cô, bởi vậy không những hát tiếng Việt, Julie còn viết lời Việt cho nhiều nhạc phẩm ngoại quốc riêng cho mình, đã được thu thanh trên một số CD.

Julie bước vào con đường nghệ thuật chính do sự khuyến khích của mẹ cô, qua đời vào năm 1997 tại Pháp. Julie cho biết lúc còn nhỏ gia đình cô rất nghèo, nhưng mẹ cô vẫn tằn tiện cho cô theo học trường Pháp và không hề tiếc tiền khi phải chắt chiu từng đồng mua cho cô rất nhiều bài hát để cô sưu tầm cũng như tập dượt. Với người mẹ thân yêu đó, giờ đây đã quá vãng, Julie có rất nhiều kỷ niệm êm đềm dù cho cuộc sống tình cảm cũng như xã hội của cô đã trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió... Những dĩ vãng đau buồn, những kỷ niệm chua xót đã qua đi, hiện Julie sống một cách rất thảnh thơi với những gì cô hiện có.

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Hang Sơn Đoòng - Quảng Bình và Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam

Hôm nay Heidi xin phép không post 1 ca khúc Pháp nào. Thay vào đó sẽ là những cảm xúc của Heidi về một tác phẩm nghệ thuật của Mẹ thiên nhiên, niềm tự hào của người dân Việt Nam - Hang Sơn Đoòng.

Ngày hôm qua, tức 18h - 13/05/2015 giờ Việt Nam, những hình ảnh tuyệt vời của Hang Sơn Đoòng - Quảng Bình đã được truyền hình trực tiếp trên chương trình Good Morning America, kéo dài 2 tiếng đồng hồ.
Thật sự trước đó, Heidi đã xem nhiều bức ảnh chụp hang Sơn Đoòng và cũng đã choáng ngợp và ngưỡng mộ vẻ đẹp của Hang động này. Heidi cảm thấy tự hào về vẻ đẹp của đất nước mình, nên khi biết chương trình về hang động này được thực hiện và phát sóng bởi hãng truyền hình nổi tiếng của Mỹ, Heidi cũng rất thích thú, nhưng cũng chỉ ở mức trung bình của niềm yêu thích thôi.
Tuy nhiên, sau khi chương trình kết thúc và đọc 1 loạt các bình luận trong và ngoài nước, Heidi đã ở trong tình trạng phấn khích cực độ và đã rơi nước mắt vì vẻ đẹp này. Với vốn từ ngữ ít ỏi của mình, Heidi cũng không biết phải dùng từ gì để diễn tả về hang động này nữa.

Cả ngày nay, mình cứ coi đi coi lại những thước phim và hình ảnh của hang, và tự hỏi là "Đây có phải là cảnh tiên không nhỉ? chắc chắn là không có 1 vết tích kỹ thuật PTS trong này chứ?". Có vẻ mình chuẩn bị rơi vào trạng thái phát điên vì vẻ đẹp này sau cái cảm giác phấn khích rồi thì phải.
Nơi đất nước nhỏ bé, có 1 hang động lớn nhất, kỳ vĩ nhất, tuyệt vời nhất thế giới. Vâng, là Việt Nam mình đó.
Báu vật Sơn Đoòng mở cửa cho du khách đến tham quan, à không, chinh phục mới đúng, góp phần không nhỏ trong việc phát triển du lịch của Việt Nam, nâng cao mức sống cho người dân khu vực quanh đây, mà còn giới thiệu hình ảnh của  một Việt Nam đến Thế giới.
Hy vọng rằng, đi đôi với việc nâng cao mức sống, mức thu nhập và phát triển du lịch, người dân và cả những du khách tới đây sẽ có ý thức bảo vệ báu vật này. Tác phẩm nghệ thuật của Mẹ thiên nhiên sẽ được khai thác 1 cách đúng đắn.

Và 1 điều nữa là, Heidi biết, mọi người đều đang rất tự hào, đều đang kêu gọi bảo vệ địa điểm này, không chôn hang động này trong rác thải, hoặc có những hành động ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái nơi đây. Thông qua việc này, Heidi nghĩ, tất cả mọi người cần có ý thức bảo vệ cả những địa điểm du lịch khác nữa, không chỉ vì Sơn Đoòng được vinh danh trên Thế giới nên chúng ta quan tâm bảo vệ nó. Hãy bảo vệ những địa điểm khác, bảo vệ môi trường của chúng ta. Điều đó sẽ giúp kích thích tăng trưởng du lịch Việt Nam - không ai muốn đến tham quan 1 nơi nhìn đâu cũng thấy rác thải phải không nào? - nâng cao đời sống con người, và niềm tự hào về đất nước mình.
Sau khi đắm chìm trong những cảm xúc về hang Sơn Đoòng thì mình cực kỳ phấn khích về 1 vị quan chức cấp cao của Việt Nam - Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam.
Từ trước tới giờ, mình không có hứng thú về tin tức của các vị nằm trong bộ máy nhà nước lắm. Khi nhắc đến quan chức nào, hình ảnh trong đầu mình là veston, quần áo lịch lãm, chỉnh tề, đi đâu có cả đoàn người đi theo, blablabla, cảm giác không thân thiện lắm - tất nhiên là trừ Bác Hồ ra. Qua chương trình về hang Sơn Đoòng, mình được biết tới Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam. 
Nhìn qua hình thấy có 1 người đàn ông gầy gò, chỉ đơn thuần nghĩ, có lẽ là người của tỉnh Quảng Bình đi cùng đoàn thám hiểm thôi. Sau đó, khi thấy được giới thiệu là Phó Thủ Tướng của Việt Nam, Heidi bị đứng hình trong vài giây. 
Ô, người đàn ông đó ăn mặc cực kỳ đơn giản, phong thái giản dị, lội suối cùng đoàn. Chú ấy nói tiếng Anh với thần thái tự nhiên quá, cảm giác rất là ngưỡng mộ, nhưng lại rất gần gũi vậy đó. 
Cảm ơn chương trình đã giới thiệu vẻ đẹp của quê hương mình tới bạn bè Thế giới, và đã cho mình biết về 1 chú Vũ Đức Đam.   


Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

La Plus Belle Pour Aller Danser - Sylvie Vartan

La Plus Belle Pour Aller Danser là bài hát thành công nhất của Sylvie Vartan - một giọng ca vàng khác trong làng âm nhạc cũng thành danh trong thập niên 60, viết bởi Charles Aznavour, bài này đã đưa tên tuổi của Sylvie Vartan thành một ngôi sao sáng trong bầu trời âm nhạc Pháp thời bấy giờ. Sylvie Vartan  sanh năm 1944, gốc Bung ga ri, khi 10 tuổi theo gia đình đến sinh sống ở Pháp, vốn ngoại ngữ chỉ  hai tiếng “ Merci”. Vậy mà 7 năm sau, cô nhanh chóng trở thành vedette trong trong ca khúc “ Quand le film est Triste” vào tháng 11 năm 1961. Thời đó Sylvie Vartan đã được mệnh danh một trong những ca sỹ Yé Yé xinh đẹp ăn khách nhất của Pháp nói riêng và thế giới nói chung.

Đêm nay, đi khiêu vũ, em sẽ là người đẹp nhất, để được anh yêu, để được nghe anh thủ thỉ những lời êm ái nhất… 
Đêm nay, tuổi xuân, tình yêu, nụ hôn đầu, tất cả em dành cho anh. 
Em sẽ phải là cô gái đẹp nhất đêm nay….

Những giai điệu du dương nhắc kể ở trên, đó là lời dịch sang tiếng Việt của nhạc phẩm Pháp “La plus belle pour aller danser”, bài hát dành cho phim “Les Parisiennes”. Một bài hát thế hệ đôi mươi ngày ấy, ai thích nhạc ngoại quốc cũng đều nghe qua. La plus belle pour aller danser có âm điệu nhạc pop hay, mới mẻ, lời lẽ nhẹ nhàng, tượng hình người con gái đẹp nhất đêm nay khiến bao chàng trai trẻ phải mộng mơ! Và Sylvie Vartan trình diễn bản này tại Paris năm 1964, mới tròn 20 tuổi.

Các bạn cùng lắng nghe tiếng hát của danh ca Sylvie Vartan qua ca khúc “ La plus belle pour aller Dancer” mà các nhà soạn nhạc tài ba của Pháp như Charles Aznavour, Edith Piaf đánh giá là Diva hàng đầu ở mọi thời đại. Một dịch giả ở trong nước có bút danh là Trần thị Thanh Nguyên đã diễn dịch sang lời ca Việt trước năm 1975, in trong Tập bài hát Pháp như sau:

Ai cũng cho rằng em đẹp nhất trong đêm dạ vũ. 
Em sẽ là ngôi sao sáng ngự ở tim anh. 
Em muốn nghe lời ân ái nồng nàn phát ra từ đáy lòng anh. 
Yêu em mãi mãi nhé anh ! 
Em chọn tắm áo màu xanh và chiếc khăn thêu đôi chim liền cánh cùng mái tóc buông dài, em mong được mơn trớn dưới ngón tay anh. 
Và khi đêm xuống, em luôn mơ ước mãi mãi là ngôi sao sáng trong trái tim anh. 
Oi! Đêm thần tiên, em đẹp nhất trong mắt anh yêu……


Bên cạnh đó, không khó để nhận ra đây là bản gốc của ca khúc Em đẹp nhất đêm nay - lời Việt: Phạm Duy, từng được thể hiện bởi rất nhiều giọng ca Việt, nhưng đặc biệt được chú ý và yêu thích nhất bởi 3 giọng ca Thanh Lan, Ngọc Lan và Ý Lan. Mỗi nữ danh ca đều thể hiện cái đẹp riêng của mình, duyên dáng, yêu kiều và cũng có phần tinh nghịch.
Mỗi lần nghe bài nhạc này, Heidi lại liên tưởng đến hình ảnh của Cô Bé Lọ Lem vô cùng xinh đẹp trong đêm vũ hội, khi cô khiêu vũ cùng chàng hoàng tử của mình....
Các bạn cùng thưởng thức bản tiếng Việt qua giọng ca của ca sỹ Ý Lan nhé!

A ha!
Đêm nay ai cũng cho em là xinh nhất nơi đây,
à... ha! Đẹp xinh.
A ha!
Trong đêm khiêu vũ em như vầng sao sáng ra khơi,
à... ha! Sáng ngời.
A ha!
Đêm nay em muốn nghe những lời ân ái êm êm,
à ... ha! Êm êm.
A ha!
Em nghe anh nói yêu em dài lâu nhé anh ơi,
à ... ha! Lâu dài.

Em mong cho chiếc áo,
chiếc áo tươi mầu em đã chọn kỹ,
một chiếc áo rực rỡ em vừa thêu.
Em mong cho chiếc áo đó
cũng như là mái tóc mềm rũ,
được mơn trớn dưới tay người.

A ha!
Khi đêm buông xuống em thường hay mơ ước xa xôi,
à ... ha! Em mơ.
A ha! Em mơ em sẽ mang lụa là. Em xinh em tươi nhất ôi nơi trần gian, cho em khiêu vũ trong cuộc đời tiền.

Em xinh em tươi em vui nhất nơi đây.
Em xinh em khiêu vũ trong cuộc đời tiên.
Anh cho em hơi sức, sức sống trong đời em đã từng thiếu!
Một tiếng thét hạnh phúc trong tuổi yêu!
Đêm nay em xin biếu hết cõi xuân nồng em cho người yêu, và cho luôn trái tim này.

A ha!
Đêm nay em muốn quen một nụ hôn trước tiên,
à ... ha! Nụ hôn.
A ha!
Đêm nay em biết em phải là
em xinh em tươi nhất ôi nơi trần gian,
cho em khiêu vũ trong cuộc đời tiên.


Bambino - Dalida

Hôm nay Heidi sẽ đưa các bạn trở lại những năm 50s với ca khúc Bambino nhé!
Bambino là 1 ca khúc nhạc Ý, lời Pháp hết sức vui tươi. Ca khúc này góp phần đưa tên tuổi của diva Dalida lên ngôi trong làng nhạc Pháp. Ca khúc này nhanh chóng lọt top cao trong bảng xếp hạng nhạc Pháp thời kỳ đó.
Heidi rất yêu giọng hát cũng như phong cách, phong thái biểu diễn của Dalida từ ánh mắt, khóe miệng, nụ cười ấy, khi thật quyến rũ lạ lùng, khi thật yêu kiều, dễ mến, duyên dáng. Mỗi cái nhướn mày, liếc mắt đều rất tự nhiên.
Dalida tên thật là Yolanda Christina Gigliotti, cô ca sỹ nổi tiếng của nền âm nhạc Pháp thế kỷ 20. Cuộc đời bất hạnh, khủng hoảng lớn về tinh thần, Dalida đã tự tử tại nhà riêng bằng thuốc an thần. Lời cuối cùng bà để lại là dòng chữ "La vie m'est insupportable, pardonnez-moi - Tôi không thể chịu đựng cuộc sống thêm được nữa, hãy tha lỗi cho tôi".
Hãy cùng nghe lại ca khúc Bambino và hồi tưởng về 1 diva huyền thoại này nhé!
"Ta biết là em đã say mê nàng, bé trai ơi
Cô gái có đôi mắt diễm lệ
Nhưng em có quá trẻ
Để đùa giỡn trò chơi ái tình"


Un Ange Frappe A Ma Porte - Natasha St Pier

Ca khúc này thực sự gây nghiện với Heidi, cả ca từ lẫn giai điệu. Và đôi khi cảm thấy, nó rất hợp với tâm trạng và cảm giác của mình...giấu mình sau lớp vỏ của người khác, cất giấu mọi thứ sau chiếc mặt nạ. Bạn sắp bị mê hoặc bởi Un Ange Frappe A Ma Porte của Natasha St Pier.

Thiên thần gõ cửa

Dấu hiệu, nước mắt, từ ngữ, vũ khí,
Cọ rửa những vì sao bằng men rượu trong tâm hồn tôi,
Trống rỗng, đớn đau và những bông hồng héo úa,
Ai đó đang giấu mình đằng sau lớp vỏ của người khác.

Một thiên thần đang gõ cửa, liệu tôi có nên để anh ta vào?
Đâu phải luôn luôn là lỗi của tôi khi tất cả mọi thứ đều vỡ tan như thế
Quỉ sứ đang gõ cửa, nó buộc tôi phải nói ra
Rằng trong tôi đang tồn tại một người khác
Luôn bị lôi kéo bởi những hiểm nguy...

Sàng lọc, gọt đẽo, yêu thương, tì vết,
Tôi đang tự nhấn chìm mình trong 1 cốc nước, đau đớn làm sao trong lớp vỏ bọc này
Tôi cười, cất giấu mọi sự thật đằng sau chiếc mặt nạ
Mặt trời rồi sẽ chẳng bao giờ thức dậy nữa...

Một thiên thần đang gõ cửa, liệu tôi có nên để anh ta vào?
Đâu phải luôn luôn là lỗi của tôi khi tất cả mọi thứ đều vỡ tan như thế
Quỉ sứ đang gõ cửa, nó buộc tôi phải nói ra
Rằng trong tôi luôn tồn tại một người khác
Luôn bị lôi kéo bởi những hiểm nguy...

Tôi đâu được mạnh mẽ như thế
Tôi trải qua hằng đêm kô ngủ,
Bởi tất cả những giấc mơ kia chỉ khiến tôi thêm đau đớn...

Một đứa bé đang gõ cửa, mặc cho ánh sáng tràn vào,
Ở nó có đôi mắt và trái tim của tôi, nhưng đằng sau nó là địa ngục
Một thiên thần đang gõ cửa, liệu tôi có nên để anh ta vào?
Đâu phải luôn luôn là lỗi của tôi khi tất cả mọi thứ đều vỡ tan như thế

Một thiên thần đang gõ cửa, liệu tôi có nên để anh ta vào?
Đâu phải luôn luôn là lỗi của tôi khi tất cả mọi thứ đều vỡ tan như thế
Đâu phải luôn luôn là lỗi của tôi khi tất cả mọi thứ đều vỡ tan như thế...

Un signe, une larme, un mot, une arme,
Nettoyer les étoiles à l'alcool de mon âme,
Un vide, un mal, des roses qui se fanent,
Quelqu'un qui prend la place de quelqu'un d'autre…

Un ange frappe à ma porte, est-ce que je le laisse entrer?
Ce n'est pas toujours ma faute si les choses sont cassées ;
Le diable frappe à ma porte, il demande à me parler
Il y a en moi toujours l'autre, attiré par le danger…

 Un filtre, une faille, l'amour, une paille,
Je me noie dans un verre d'eau, j'me sens mal dans ma peau ;
Je ris, je cache le vrai derrière un masque,
Le soleil ne va jamais se lever…

Je ne suis pas si porte que ça,
Et la nuit, je ne dors pas,
Tous ces rêves ça me met mal…

Un enfant frappe à ma porte, il laisse entrer la lumière,
Il a mes yeux et mon cœur, et derrière lui c'est l'enfer ;
Un ange frappe à ma porte, est-ce que je le laisse entrer ?
Ce n'est pas toujours ma faute si les choses sont cassées…

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

Maman - Roméo

Hôm nay là 10/5, ngày của Mẹ, Heidi xin gởi tới các Mẹ cũng như các bạn ca khúc Maman hay còn gọi là Maman oh Maman của Jim Larranaga - Claude Carrère, do Roméo thể hiện năm 1973.

Có rất nhiều, rất nhiều những ca khúc viết về Mẹ. Những bài hát về Mẹ ta hay nghe, thường nói về công ơn, tình yêu, sự hy sinh của mẹ, mỗi ca từ đều ca ngợi và tôn vinh điều ấy. Song bài hát này có những điều thật khác. Người mẹ hiền yêu dấu, ngoài nói về những gì mẹ đã dành cho con, nó còn thể hiện tình yêu mà người con dành cho mẹ. Mẹ đã sinh ra con, đã hy sinh cho con rất nhiều, nay con đã lớn khôn, bất cứ đi nơi đâu, con sẽ luôn nhớ hoài bóng giáng mẹ. Nụ cười của mẹ soi sáng mọi thứ, như vầng mặt trời trên cao, xua đi cơn bão giông cuộc đời. Con thật sự yêu mẹ rất nhiều. Con muốn được ở bên mẹ, được chăm sóc mẹ mỗi sớm khuya. Con chẳng muốn mẹ buồn khóc vì bất cứ điều gì đâu, con sẽ luôn ở bên khi mẹ cần, ôm mẹ vào lòng khi có điều chi khi mẹ muộn phiền mà rơi lệ....



Phần lớn người nghe nhạc Việt Nam biết đến những giai điệu đầy cảm xúc này qua bản dịch tiếng Việt mang tên Người Mẹ Hiền Yêu Dấu với giọng ca của ca sỹ Ngọc Lan. Ca khúc vừa nhẹ nhàng, vừa tình cảm, chất chứa bao nhiêu nỗi niềm của một người con muốn dành cho Mẹ.

Người mẹ hiền yêu dấu, mẹ đã trao về ta, thật bao âu yếm, trong những năm vừa qua. 
Mẹ hiền có biết khi lớn khôn ra đời, con sẽ nhớ hoài bóng dáng người. 
Người mẹ hiền yêu hỡi, lúc sáng hay về đêm, lòng nguyện luôn luôn săn sóc mẹ bình yên. 
Và con sẽ đến vào bất cứ lúc nào khi có ai làm mẹ nghẹn ngào. 
Và con xin hứa nếu lỡ mẹ rơi lệ con sẽ ôm mẹ thật sát trong lòng.
Chẳng tình thương nào to lớn hơn cho bằng tình thương yêu con đã trao cho mẹ. 
Người mẹ hiền yêu hỡi những lúc mẹ cười vui là mặt trời trên cao, mưa bão ko còn rơi. 
Mẹ hiền có biết khi lớn khôn ra đời con sẽ nhớ hoài bóng dáng người...




Có lẽ nhiều bạn cảm thấy khó mở lời khi nói "Con yêu mẹ!" vậy thì hãy mượn ca khúc này, gửi tới Mẹ của mình nhé, ắt hẳn bài hát này sẽ khiến Mẹ cảm động lắm đấy!
Đừng chỉ đơn thuần ca ngợi Mẹ, hãy thể hiện điều gì đó như lời ca khúc này, 1 chút thôi cũng đủ để Mẹ ấm lòng rồi các bạn ạ!

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Le géant de papier - Jean Jacques Laffont

Heidi vốn rất thích những bài hát của ca sỹ Lê Hiếu, trong số đó đặc biệt thích ca khúc Hình nhân non yếu. Sau đó Heidi đã tìm hiểu về bài hát này và biết rằng bản gốc của Hình nhân non yếu là Le géant de papier, nhạc của Jeff Barnel, lời Sylvain Lebel do Jean Jacques Lafont thể hiện rất thành công.
Ngoài Hình nhân non yếu, Le géant de papier còn có 1 bản tiếng Việt khác của Lữ Liên, là Lạc mất mùa xuân do ca sỹ Anh Tú (em trai của ca sỹ Tuấn Ngọc, anh trai của nữ ca sỹ Khánh Hà) thể hiện.



Người đàn ông có thể làm rất nhiều thứ vĩ đại, khó khăn, đứng trước người mình yêu thương, anh là một người khổng lồ, nhưng  chỉ là 1 người khổng lồ giấy, che chở nàng bằng tất cả sự dịu dàng của mình. Tình yêu thật vĩ đại phải không?
Mình gửi tặng các bạn thêm bản tiếng Việt của Quốc Bảo - Hình nhân non yếu. Căn bản mình thấy bản này dịch sát nghĩa hơn bản Lạc mất mùa xuân, và kết giọng của Lê Hiếu nữa.

Bonjour Vietnam - Phạm Quỳnh Anh

Sau chuyến bay đáp xuống sân bay Đà Nẵng của Vietjet, trong đầu Heidi không thôi vang lên giai điệu của bài hát Bonjour Vietnam. Khi máy bay sắp sửa hạ cánh, hành khách được nghe ca khúc này qua phiên bản tiếng Anh. Qua ô cửa kính nhỏ của máy bay, trái tim Heidi bỗng có cảm giác lạ lắm,...nó rạo rực, nó bồi hồi, nó có cảm giác đang yêu thì phải. Đúng rồi, sao bỗng cảm thấy yêu quê hương, đất nước mình quá. Nhìn mảnh đất này từ trên cao đã cảm thấy xao xuyến rồi, ngắm nó qua ca khúc này lại càng tuyệt vời hơn. Và thực sự cảm thấy tự hào vì mình được sinh ra trên đất nước này, mang màu tóc này, màu da này.
Ở hàng ghế phía sau, 2 người du khách nước ngoài nói chuyện với nhau, và khi nghe Phạm Quỳnh Anh hát "just say hello, Vietnam", họ đã nói "hello Vietnam! - it's a nice song, right? - yeah, right!".
Phải nói là giọng hát của cô gái người Bỉ, gốc Việt Phạm Quỳnh Anh rất tuyệt, trong sáng, nhẹ nhàng, có chút gì đó mơ màng, mà rất tình cảm. Khi Quỳnh Anh buông nhẹ hai chữ "Việt Nam", ta sẽ có cảm giác, Việt Nam thật yên bình biết mấy. Giọng hát của cô như làn gió mát nhẹ, xoa dịu nỗi đau chiến tranh.
Heidi đã từng nghĩ rằng, đây là ca khúc do 1 nhạc sỹ người Việt sáng tác, hoặc do chính Phạm Quỳnh Anh viết. Nhưng thực sự bất ngờ, Bonjour Vietnam được viết bởi 1 người đàn ông Pháp với tình yêu dành cho đất nước Việt Nam - Marc Lavoine. Phải nói rằng, rất cảm ơn Marc Lavoine vì ca khúc này. Bonjour Vietnam không chỉ tái hiện lịch sử chiến tranh tại Việt Nam với chiếc máy bay gầm rú trên bầu trời, mà còn truyền tải hình ảnh, tình cảm, tâm hồn, tinh thần của dân tộc Việt Nam. Ca khúc còn giúp cho bạn bè trên thế giới biết đến và phần nào hiểu rõ hơn về đất nước yêu quý của mình.
Bản dịch nào của ca khúc này, mình đều yêu thích cả, nhưng hôm nay mình sẽ gởi đến các bạn bản gốc bằng tiếng Pháp nhé! Trái tim bạn sắp thổn thức rồi đấy...
Bonjour Vietnam, sáng tác bởi Marc Lavoine qua giọng hát của Phạm Quỳnh Anh.
Hãy nói cho con biết nhiều hơn về địa danh này, điều đó khó lắm hả mẹ Hãy nói cho con biết nơi mà con được sinh ra Con muốn biết những câu truyện về đất nước đã có từ ngàn xưa này Ánh mắt con khao khát được biết nhiều hơn những gì mà mẹ hứa sẽ kể Tất cả điều con biết về quê hương là khoảng thời gian dài trong khói lửa chiến tranh Một bộ phim của đạo diễn Coppola, tiếng gió rít ầm ầm của những chiếc máy bay trực thăng Rồi sẽ có một ngày con đặt đôi chân về lại đất mẹ Sẽ có một ngày con hiểu ra được tâm hồn mình đang thuộc về nơi nào Một ngày nào đó con sẽ quay về Chỉ để nói... Xin Chào Việt Nam  Hãy nói cho con rõ về màu mắt, màu tóc và cả đôi chân bé nhỏ của mình Đó sẽ là những hành trang mà con mang theo trên mỗi dặm đường đời Con muốn về lại ngôi nhà tranh khi xưa, muốn được bước đi trên con đê đầu làng.. Hãy dạy cho con những điều con chưa từng được biết Những con đò bình dị, những khu chợ nổi suốt ngày rộn rã, một thời vàng son của quê hương Tất cả điều con biết về quê hương là khoảng thời gian dài khói lửa chiến tranh Một bộ phim của đạo diễn Coppola, tiếng gió rít ầm ầm của những chiếc máy bay trực thăng Rồi sẽ có 1 ngày con đặt đôi chân về lại đất mẹ Sẽ có 1 ngày con hiểu ra được tâm hồn mình đang thuộc về nơi nào Một ngày nào đó con sẽ quay về Để có thể được cất lên tiếng nói xin chào... Việt Nam! Và những bức tượng Phật cổ bằng đá sẽ chứng giám cho con Trong những giấc mơ xa xăm, Ngài sẽ đưa con bay khắp quê hương để ngắm nhìn những ruộng lúa chín trải dài tít tắp Trong những tiếng kinh cầu nguyện, trong ánh sáng của gia đình... Con sẽ được về lại với nguồn cội Để tự tay chạm vào những nhánh cây, ngọn cỏ... và điều đó như vừa chỉ mới bắt đầu  Rồi sẽ có 1 ngày con đặt đôi chân về lại đất mẹ Sẽ có 1 ngày con hiểu ra được tâm hồn mình đang thuộc về nơi nào Một ngày nào đó con sẽ quay về Chỉ để nói xin chào... Việt Nam! Rồi sẽ có 1 ngày con đặt đôi chân về lại đất mẹ Sẽ có 1 ngày con hiểu ra được tâm hồn mình đang thuộc về nơi nào Một ngày nào đó con sẽ quay về Chỉ để được nói xin chào... Việt Nam!

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Je T'aime - Lorie

Bình thường, khi nhắc tới nhạc Pháp, người ta hay liên tưởng đến những giai điệu, những tình khúc Pháp lãng mạn, rồi có những nỗi buồn man mác v.v.... Heidi cũng hay đọc những comment trên các link nhạc Pháp là nhiều khi nghe nhạc Pháp, có cảm giác sống mũi cay cay, có gì đó trong lồng ngực thấy nhức nhối, hay có khi là nước mắt rơi v.v.... Vậy thì hôm nay, Heidi sẽ giới thiệu tới các bạn 1 ca khúc về tình yêu hết sức dễ thương của một cô gái Pháp nhé.

Hẳn các bạn đã rất quen thuộc với ca khúc Je T'aime - một tình khúc bất hủ được thể hiện bởi giọng ca của Lara Fabian. Lần này, cũng là Je T'aime do Lorie trình bày. Đây không phải là 1 bản cover từ tình khúc của Lara, mà là 1 ca khúc cùng tên, với giai điệu vui tươi và tâm tư đáng yêu của 1 người con gái. Tình yêu của cô ấy như thế nào? Cùng lắng nghe thử nhé!
 
Je T'aime - Lorie

Par la fenêtre,
Je regarde seule,
La pluie qui tombe encore
Mais rien ne me touche
Je n'ai sur ma bouche
Que ton prénom qui m'obsède
Philadelphie, cette ville où tu vis
C'est si loin de chez moi
On s'écrit souvent
Mais à quoi tu penses vraiment ?
Tu ne sais pas me "je t'aime"
Moi je te l'écrirais quand même
Tu ne sais que me dire sans cesse "Girl I miss you"
Tu ne sais pas me "je t'aime"
Moi j'essaierais quand même "I love you"... Et toi ?
Do you love me too ?

Sur mon e-mail, j'ai souligné ton nom
Brandon@love.com
Est-ce que tu souris
Quand tu me lis ?

J’aimerais tant qu'on se revoit
La prochaine fois
Que tu viens ici
Je serais toute à toi
Je te donnerais
Ce que tu voulais parfois
Tu ne sais pas me dire "je t'aime"
Moi je te l'écrirais quand même
Tu ne sais que me dire sans cesse "Girl I miss you"
Tu ne sais pas me "je t'aime"
C''est mon doux théorème: "I love you"... Et toi .
Do you care ? Do you love me too ?
Tu ne sais pas me dire "je t'aime"
Moi je te l'écrirais quand même
Tu ne sais que me dire sans cesse "Girl I miss you"
Tu ne sais pas me "je t'aime"
C'est mon doux théorème: "I love you"... Et toi .
Do you love me too ?
... Je t'aime.



EM YÊU ANH

Qua cửa sổ,
Em nhìn một mình
Trời vẫn còn mưa
Nhưng chẳng điều gì làm em bận tâm
Trên môi em
Chỉ có tên anh cứ ám ảnh mãi.
Philadelphie, thành phố nơi anh đang sống
Rất xa nhà em
Chúng ta thường viết thư cho nhau
Nhưng thực sự anh nghĩ đến điều gì?
Anh không biết nói với em “Anh yêu em”
Có lẽ ngay cả khi chính em viết điều đó cho anh.
Anh chỉ biết nói với em không ngừng rằng “Anh nhớ em”
Anh không biết nói với em “Anh yêu em”
Có lẽ ngay cả khi chính em đã nói “ Em yêu anh”… Còn anh ?
Anh cũng yêu em chứ?
Trên e-mail, em gạch dưới tên anh
Brandon@love.com
Có phải anh đang mỉm cười
Khi anh đọc thư của em?
Em rất muốn chúng ta gặp nhau.
Lần tới khi mà anh đến đây
Em sẽ là của anh
Em sẽ cho anh
Điều mà đôi khi anh đã từng muốn.
Anh không biết nói với em “Anh yêu em”
Có lẽ ngay cả khi chính em viết điều đó cho anh.
Anh chỉ biết nói với em không ngừng rằng “Anh nhớ em”
Anh không biết nói với em “Anh yêu em”
Đây là định lý rất ngọt ngào của em”Em yêu anh”… Còn anh?
Anh có quan tâm? Anh cũng yêu em chứ?
Em yêu anh 

P/S: Anh chàng nào còn đang thầm thương, trộm nhớ, ngại ngần và chỉ biết nói "Anh nhớ em", thì nhanh nhanh đến và nói với người ta là "Je T'aime" đi nè!

Comme toi - Jean Jacques Goldman

...Comme toi, comme toi, comme toi...



"Comme toi" là một trong những sáng tác đầu tay của Jean Jacques Goldman. Đây không phải là một bản nhạc Pháp về tình yêu nam nữ. Theo lời kể của Jean Jacques Goldman, anh đã viết bài này cho đứa con gái đầu lòng của mình(tên là Caroline). Jean Jacques Goldman lớn lên trong một gia đình người gốc Do Thái. Mẹ của anh sinh trưởng tại Đức. Còn cha là người gốc Ba Lan, từng tham gia kháng chiến chống Đức Quốc Xã. Thời còn nhỏ, Jean Jacques Goldman ít khi nào nghe cha mẹ kể lại cái thời loạn lạc chinh chiến. Cho đến cái ngày anh được xem tập ảnh chụp lưu niệm của bố mẹ anh. Những tấm hình hết sức bình thường, mà bao gia đình vẫn chụp mỗi khi có dịp tụ họp quây quần lại với nhau. Đối với Jean Jacques Goldman, những gương mặt trong các tấm ảnh, dù là bà con họ hàng, nhưng vẫn hoàn toàn xa lạ, có người đã qua đời, người thì còn kẹt lại ở Ba Lan. Nhưng điều làm cho anh bất ngờ nhất là nhiều tấm hình lưu niệm có đánh dấu ở phía dưới. Hỏi ra anh mới biết là những người này đã mất tích hay đã chết trong các trại tập trung.

Bàng hoàng xúc động, Jean Jacques Goldman mới đặt bút viết thành bản nhạc Comme Toi. Trong đó, anh kể lại câu chuyện của một cô bé người Ba Lan 8 tuổi tên là Sarah, lớn lên trong tình thương của cha mẹ, đi học ở trường làng, thích đọc chuyện cổ tích thần tiên, mê tiếng đàn dương cầm cổ điển. Thế nhưng, hạnh phúc tuổi thơ, mái ấm gia đình đột ngột nát tan, khi chiến tranh ập đến. Giấc mơ được một cuộc sống bình thường của cô bé Sarah chẳng bao giờ thành hiện thực. Tác giả miêu tả cô bé con trong bức ảnh ngày xưa và so sánh với những bé con ngày nay, cô bé ngày xưa cũng đã từ vui tuơi, từng có cuộc sống yên bình như những bé con tác giả vẫn gặp thuờng ngày, nhưng chiến tranh đã cuớp đi của em tất cả, cuớp cả những tháng ngày tuơi đẹp của tuổi thơ và cả cuộc sống của em... 

...Comme toi, comme toi, comme toi...
Giai điệu lặp đi lặp lại, càng khiên người nghe cảm thấy day dứt, tiếc thương. ...Comme toi, comme toi, comme toi... cũng như nhấn mạnh, lên án tội ác của Đức quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ 2, của Hitler, Himmler....

Mỗi lần nghe bản nhạc này, Heidi lại nhớ tới một bức ảnh rất nổi tiếng trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước tại Việt Nam "Em bé napalm". Chiến tranh đã cướp đi thật nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống này đúng không? Và nỗi đau ấy vẫn còn âm ỉ trong lòng mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, dù nó đã đi qua biết bao nhiêu năm tháng. 






Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Donna Donna - Dorothée & Hélène/Claude Francois

Donna Donna có lẽ đã quá quen thuộc với các bạn yêu nhạc, đặc biệt là những giai điệu Pháp. Heidi cũng không nhớ rõ lần đầu tiên mình nghe ca khúc này là lúc nào nữa. Chỉ nhớ rằng, Donna Donna nằm trong list nhạc yêu thích vào một buổi chiều tà, khi Heidi được nghỉ lễ về thăm nhà....

Buổi chiều hôm ấy lạnh, ngồi nơi góc quán cafe' quen thuộc, vẫn một mình, Heidi có sở thích cafe' một mình - một mình nhìn dòng người qua lại, một mình cảm nhận dòng chảy của cuộc sống, ngẫm nghĩ xem mọi thứ đang chuyển động như thế nào khi ta tạm dừng bước lại, tặng cho mình những khoảng lặng không tên. Gió xước qua mặt lạnh buốt, áp tay vào tách cafe' sữa nóng, rồi khẽ nhấp một ngụm. Nhìn xuống lòng đường, xe cộ rối rít đuổi nhau. Bên kia đường, một bà mẹ lôi xềnh xệch đứa con trai ra la mắng vì tội không chịu học, suốt ngày chúi đầu vào vi tính. Cô bán đậu hũ nóng vẫn nhịp nhàng từng bước đi qua từng nhà "Ai đậu hũ hông?", đám học sinh tan trường chọc ghẹo nhau chí chóe đến là nhộn nhạo... Tuy không phải vận động một cách hối hả như Sài Gòn, nhưng giờ tan tầm ở nơi này cũng nhiều âm sắc thật.... 
....Donna, donna, donna, donna...
Nghe quen quá, "....Donna, donna, donna, donna...", giai điệu như 1 dòng chảy vậy, không còn tiếng xe cộ ồn ã, không còn cảm giác cuộc sống thật xô bồ, ngột ngạt vì dòng người qua lại dưới lòng đường nữa, tất cả nhường lại cho âm thanh êm ái, dịu nhẹ....Bản thân cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn nhiều. 

"Dona Dona" hay "Donna Donna" là một ca khúc nhạc đồng quê trữ tình nổi tiếng trên khắp thế giới với hai bản dịch tiếng Anh và tiếng Pháp được chọn nghe nhiều nhất. Nguyên thủy, bài hát tên là Dana Dana, được viết riêng bằng tiếng Yiddish cho vở nhạc kịch "Esterke" vào khoảng năm 1940-1941 ở Mỹ, do Sholom Secunda phổ từ thơ của Aaron Zeitlin. Bản dịch đầu tiên tiếng Anh do chính tác giả dịch, kể về tâm sự của một chú bê, bị đem ra chợ bán, và ước vọng tự do. Bản dịch tiếng Pháp hơi khác, là câu chuyện của một bé trai có ước muốn trở thành người lớn, nhưng khi đạt được giấc mơ cậu lại hối tiếc vì đã vứt bỏ quãng đời thơ ấu quá đỗi đẹp đẽ.

Khoảng thập niên 70s, nhạc sĩ Tuấn Dũng đã đặt lời Việt cho bài hát này với tựa đề:”Tiếc thương”, và năm 1992, nhạc sĩ Trần Tiến mới viết lời mới, lời này tương đối sát với bản tiếng Pháp nên được nhiều người nghe yêu thích.

Có thể hiểu theo bản dịch nào cũng được, nhưng chung nhất lại, Donna Donna là bài hát của khát vọng tự do.


Donna donna được khá nhiều ca sỹ thể hiện, vì lối hát như kể chuyện, nên mỗi ca sỹ đều có những nét riêng, những thành công riêng. Cá nhân Heidi thích bản của Dorothée & Hélène hơn so với bản gốc của Claude Francois. Vì Heidi thích những biểu cảm khi hát của 2 ca sỹ này, tự nhiên, dễ thương, đặc biệt là thích chất giọng của Hélène, đôi lúc cảm giác như cô ấy đang thủ thỉ kể chuyện cho mình nghe với đôi mắt biết cười đó vậy.


Belle - Notre Dame de Paris

Đây là trích đoạn Phoebus, Quasimodo và Đức Cha Froffo cùng hát về Esmeralda. Trích đoạn từ vở kịch nổi tiếng của Pháp trên tác phẩm cùng tên "Thằng Gù nhà thờ Đức Bà" (Notre dame de Paris). Đoản khúc Bell được thể hiện bởi Garou, Daniel Lavoie và Patrick Fiori.

Esmeralda theo tiếng Việt là Viên Hồng Ngọc - một cô gái người Di Gan - cô luôn khao khát tự do, sống cùng niềm kiêu hãnh như bao người Di Gan khác và không hề chịu khuất phục, với vẻ đẹp quyến rũ của mình đã phá tan mọi điều giới luật thời kỳ đó. 

Trích đoạn này nói lên nỗi khổ đau và lương tâm dằng xé của cả ba người đàn ông. Có lúc họ nhìn Esmeralda với cặp mắt kinh tởm, song cuối cùng lại phải khuất phục trước cô ấy. Trong lời lẽ của những người đàn ông này, đôi khi có phần tự nhạo báng bản thân mình. Tự ghe tởm bản thân nhưng vẫn ko thể thoát khỏi ý muốn của bản thân. 

Mở đầu là Quasimodo, một chất giọng khàn, đầy sỏi đá, cảm giác như có gì đó đang cào xé, đang rỉ máu càng làm tôn lên vẻ đáng thương, bi ai, tội lỗi, yếu hèn của hắn, nhưng cũng khắc họa rõ nét sự tôn thờ trong tình yêu mà hắn dành cho Esmeralda. Hắn than vãn với Đức Mẹ, nhưng lại khẩn khoản cầu xin Quỷ dữ. Phải chăng khi ở cái đáy tận cùng của xã hội, hèn yếu, không thể cầu xin Đấng tối cao, nơi ánh sáng, con người ta sẵn sàng cầu khẩn bóng tối của Quỷ vương để đạt được mục đích của mình?

Phó giám mục - Đức cha Froffo bước ra từ bóng tối, đầy sắc lạnh, chất giọng uy quyền, nhưng 2 tay nắm chặt, bờ vai nhô lên dường như đang run rẩy vì cảm giác tội lỗi, day dứt. Hắn kết tội nàng là quỷ dữ, lỗi tại bởi nàng, nàng là ác mộng, là tội đồ của những người có đức tin, là gánh nặng của nhân loại. Thế rồi sao, mặc cho những cảm giác tội lỗi, ghê tởm ấy, hắn vẫn cầu xin Đức Mẹ cho hắn được một lần vừa được giữ đức tin, phụng sự Chúa Trời, vừa được ở bên Esmeralda, thỏa mãn những ham muốn trần tục của hắn. 

Người đàn ông thứ ba, Phoebus, theo ý kiến cá nhân, có lẽ hắn là kẻ đáng ghê tởm nhất. Giữa chốn đông người, hắn xin vị hôn thê của mình được 1 lần thỏa mãn đam mê, khoái lạc của bản thân đối với Esmeralda. Gã tay chơi ngụy biện rằng hắn không hề có đức tin, hắn không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì, thậm chí là những chuẩn mực đơn giản nhất của xã hội. Hắn tiến tới và hỏi nàng những câu hỏi thô tục, bỉ ổi. Hắn coi nàng như một mục tiêu chinh phục. So với Quasimodi, tình yêu của hắn đậm tính bản năng và đầy nhục dục.

Ba người đàn ông, tình yêu của Quasimodo là đáng trân trọng nhất. Mình rất thích chất giọng của Garu, nhưng lại cực kỳ kết vẻ ngoài của Phó giám mục, lão là rắn độc, nhưng ánh mắt nhìn rất tình, cảm giác thích thú khi nhìn cái phong thái uy quyền ấy dần chuyển sang yếu đuối, run rẩy đến đáng thương.



Đây là Vở nhạc kịch lừng danh của Pháp. Vở kịch được dàn dựng theo sát nguyên tác “Thằng gù Nhà thờ Đức Bà” của đại văn hào Victor Hugo, một câu chuyện cảm động về Quasimodo – người kéo chuông ở Nhà thờ Đức Bà, một người gù xấu xí với tâm hồn cao đẹp; Esmeralda, cô gái du mục hấp dẫn; và Frollo, mục sư của nhà thờ – người đã trở thành tội đồ vì tình yêu. Là một hiện tượng tại Châu Âu, vở nhạc kịch đã thu hút hơn 7,5 triệu khán giả trên toàn thế giới, đã được biểu diễn hơn 3000 lần tại 13 quốc gia, gồm Pháp, Canada, Bỉ, Thụy Sỹ, Ý, Nga và Trung Quốc.


Tóm tắt nội dung
Bối cảnh câu chuyện xẩy ra vào thời kỳ phát triển của giáo hội Công giáo (Age of the Cathedrals) và được dẫn theo lời kể của Gringoire, một nhà thơ và một nghệ sĩ hát rong.
Esmerandal là một cô gái du mục Gypsy đang ở độ tuổi trăng tròn được nôi dưỡng và bảo trợ bởi Clopin là thủ lĩnh của những người Gypsy kể từ sau khi mẹ cô qua đời. Khi này những người Gypsy đang chạy trốn sự truy sát của quân đội Nhà Vua và đang lánh tại một địa hạt thuộc quyền cai quản của Nhà thờ Đức bà. Trong thời gian xung đột giữa hai bên, vẻ đẹp của Esmeralda đã lọt vào mắt của Phœbus de Chateaupers, đội trưởng cận vệ của Nhà Vua. Phoebus khi đó đã đính hôn với Fleur-de-Lys, một cô gái 14 tuổi và là em họ của mình.

Tại lễ hội Feast of Fools (lễ hội của các anh chàng ngốc), anh gù Quasimodo, người gác chuông Nhà thờ đã được Esmeralda, người mà anh ta tơ tưởng bấy lâu nay, trao vương miện Vua của các anh chàng ngốc (King of Fools). Frollo, cha cố của nhà thờ xuất hiện, giật vương miện của Quasimodo vứt xuống đất và cảnh cáo Quasimodo không được lại gần Esmeralda, người có vẻ đẹp ám ảnh ông ta đêm ngày. Frollo vạch kế hoạch và ra lệnh cho Quasimodo cùng ông ta đi bắt cóc Esmeralda mang về nhốt tại một trong các tháp chuông của Nhà thờ.

Chàng nghệ sĩ rong Gringoire theo chân Esmeralda đi khắp nơi trong thành Pari khi nàng bị Frollo và Quasimodo theo sát. Phoebus cũng theo dõi Frollo và Quasimodo để bảo vệ Esmeralda. Sau đó Quasimodo bị những người Gypsy bắt. Esmeralda cự tuyệt tình yêu của Phoebus nhưng cũng đồng ý có một đêm hẹ hò với chàng tại Quán rượu Val d’Amour.
Gringoire đột nhập vào tòa án Court of Miracles của người Gypsy, bị bắt và kết tột chết trừ khi được một cô gái gypsy đồng ý làm vợ để từ đó gia nhập cộng đồng Gypsy. Esmeralda đã đồng ý cưới Gringoire, cứu anh ta khỏi cái chết. Gringoire đề nghị Esmeralda làm nàng thơ của chàng nhưng Esmeralda từ chối, trái tim của nàng đã dành cả cho Phoebus, nàng chỉ muốn có tin tức về chàng thôi.

Quasimodo bị xử phải kéo những những bánh xe gỗ nặng vì tội tấn công Esmeralda. Frollo cũng hùa theo đám đông kết tội Quasimodo. Trong khi đó Esmeralda đã làm Quasimodo cảm kích vô cùng khi anh ta cầu xin đã đưa nước cho anh uống. Quasimodo đã đề nghị đưa Esmeralda chốn vào trong Nhà thờ Đức bà để tránh sự truy đuổi của quân cận vệ của Nhà vua. Khi Esmeralda theo Quasimodo về trốn trong nhà thờ Frollo đã tìm cách thổ lộ tình yêu với nàng nhưng bị nàng cự tuyệt. Frollo liền mang Esmeralda đến giao cho Phoebus. Tại đây Frollo đã dùng con dao của Esmeralda đâm trọng thương Phoebus rồi bỏ trốn. Esmeralda bị bắt và bị buộc tội mưu sát. Phoebus sau đó đã quay trở lại với vị hôn phu đầy ghen tuông Fleur-de-Lys của mình mà không một lần ngoái lại xem những gì đã xẩy ra với Esmeralda.
Trong phiên tòa xử Esmeralda Frollo trong vai quan tòa đã cáo buộc nàng các tội danh: phù thủy, gái điếm và mưu sát Phoebus. Esmeralda thoạt đầu đã bác bỏ tất cả các lời buộc tội trên, tuy nhiên sau khi bị tra tấn bằng nhục hình đã thừa nhận nàng yêu Phoebus. Vì lời thú nhận này nàng bị kết án treo cổ vào sáng hôm sau.


Đêm hôm đó Frollo đã tìm tới phòng giam Esmeralda, thú nhận tình yêu với nàng và nói sẽ thả tự do cho nàng nếu nàng đồng ý ngủ với ông ta. Bị Esmeralda cự tuyệt Frollo đã tìm cách cưỡng hiếp nàng. Trong lúc này Quasimodo đã giúp những người tù Gypsy vượt ngục và cùng họ cứu Esmeralda và tất cả rút vào náu trong Nhà thờ Đức bà. Quân đội của Nhà vua tấn công vào Nhà thờ và giết chết Clopin, thủ lĩnh của người Gypsy. Những người Gypsy khác bị lưu đày.
Frollo giao nộp Esmeralda cho Phoebus, người ra hạ lệnh treo cổ Esmeralda ngay sau đó. Quasimodo bắt gặp Frollo đang theo dõi cuộc hành hình Esmeralda. Frollo thú nhận với Quasimodo là đã giao Esmeralda cho Phoebus vì nàng đã cự tuyệt ông ta. Quasimodo đã đẩy Frollo ngã xuống các bậc thang tháp chuông mà chết. Cảnh cuối của vở nhạc kịch là Quasimodo vì quá đau đớn với cái chết của Esmeralda cũng đau tim mà chết với xác của Esmeralda trên tay.

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Je T'aime - Lara Fabian

Je T'aime là một bản nhạc Pháp bất hủ do nữ ca sĩ Lara Fabian thể hiện, phát hành lần đầu tại Canada năm 1996.

Mỗi lần nghe bản nhạc này, mình lại hoài niệm những gì thuộc về xưa cũ và đôi khi hoài niệm hòa trong nước mắt - những tiếc nuối về một mối tình tan vỡ, tuy nhẹ nhàng mà vô cùng đau đớn. Người con gái không chịu đựng được cảnh chia tay và luôn hồi tưởng lại những phút giây hạnh phúc khi hai người còn bên nhau. Và đến giờ vẫn muốn người con trai hiểu rằng mình còn yêu anh rất nhiều. 

Em yêu anh, em yêu anh  
Giống một người điên, một người lính 
Giống một ngôi sao trên màn ảnh 
Em yêu anh, em yêu anh 
Giống con sói, giống đức vua 
Giống một người ko phải là em 
Anh thấy đó, em yêu anh như vậy.

Cảm xúc mãnh liệt nhưng bị kiềm chế hòa quyện trong giọng ca ngọt ngào và tràn đầy nội lực của Lara Fabian đã làm nên một bản tình ca bất hủ, làm lay động trái tim bao chàng trai cô gái đang yêu hoặc đã từng yêu. 

Phần cao trào của bài hát "je t'aime, je t'aime, je t'aime, je t'aime,....", cảm giác như một cơn đau thắt lòng ngực, như cơn sóng cuộn trào. Anh biết không? Em yêu anh, yêu anh, yêu anh trong điên dại, yêu anh trong mù quáng, yêu bằng tất cả những gì em có...

-- Anh thấy đó, em yêu anh như vậy -- câu hát này như càng nối dài nỗi đau đớn vô vọng của một tình yêu không được đền đáp.

Magic Boulevard - Francois Feldman

Bản nhạc buồn và da diết mà rất đỗi dịu dàng.Đúng đặc trưng của một bài hát Pháp....

Magic Boulevard nói về cuộc sống buồn tẻ của một cô gái ngày qua ngày cần mẫn với công việc hướng dẫn cho khách trong rạp chiếu phim. Cuộc sống thật ảm đạm, nhàm chán nhưng trong cô vẫn luôn âm ỉ những mơ ước dù nhỏ nhoi và có lẽ chẳng bao giờ trở thành hiện thực. Thoáng nghe qua Magic Boulevard, ta cứ ngỡ sẽ lại phải chứng kiến một cuộc tình buồn, lãng mạn, kết thúc trong nước mắt. 

Nếu như các nhà sản xuất phim đặt câu hỏi ai sẽ xem những bộ phim của họ nhiều nhất, thì có lẽ họ sẽ không thể ngờ được rằng: “khán giả trung thành” nhất chính là những người đang làm công việc như cô gái kia. 

Cần mẫn và chăm chỉ, công việc của cô chỉ đơn giản là sắp xếp chỗ ngồi cho khách, và chỉ có những người khách đến muộn có lẽ mới cảm nhận được ý nghĩa và biết cảm ơn việc làm đó. Và, dù muốn hay không, cô vẫn phải xem đi xem lại cùng một bộ phim, nhiều quá thành ra thuộc từng lời thoại, từng cảnh quay. Dần dần như thế, những lời yêu thương lãng mạn, mùi mẫn trên phim ảnh tự lúc nào đã trở nên quá bình thường với cô.



Cuộc sống cứ thế trôi qua, nhẹ nhàng, đơn điệu và lạnh lùng với cô gái, vì những người lạ kia họ vào rạp và đi ra, không một ai chào hỏi hay nắm lấy tay cô, cô sống trong bóng tối. Và cô gái kia cũng mong muốn trở nên xinh đẹp, để xuất hiện trên màn hình to kia, vì thế nên những buổi rạp chiếu bóng vắng khách, cô lại có cơ hội để mơ mình là một minh tinh xinh đẹp.

Đây là ý nghĩa của bài hát này và xuất xứ của nó .Lúc mới nghe ai cũng nghĩ đây là bài nhạc chữ tình nhưng thực sự nó là bài hát nói về tâm trạng của một cô gái.